Vì Sao Rượu Có Màu Xanh? Rượu Có Màu Xanh Có Độc Hại Không?

Nguyên nhân rượu có màu xanh.

Nếu là các loại rượu gạo thông thường, nguyên nhân rượu có màu xanh thường được cho là do nồi chưng cất. Đặc biết là khi sử dụng nồi chưng cất bằng đồng.

Nồi chưng cất bằng đồng là nồi nấu rượu truyền thống, rất phổ biến với những nhà nấu rượu. Không ít người nấu rượu cho rằng rượu chưng cất bằng nồi đồng có hậu vị tốt, hương mạnh và sắc nét, có vị ngọt thơm đặc trưng.

Chúng chỉ có 1 số hạn chế về việc vệ sinh bề mặt nồi khó và lâu hơn. Đặc biệt với những nồi cỡ lớn không thuận tiện cho việc vệ sinh, cọ rửa, khó khăn khi thao tác tháo lắp.

Bởi vì khó vệ sinh, có rất nhiều trường hợp rượu chảy ra luôn mang theo nhiều cặn màu xám đen. Trường hợp nồi nấu rượu bằng điện ít vệ sinh hoặc để lâu ngày mới nấu trở lại sẽ có rượu thành phẩm có màu xanh lam, tạo váng xanh bề mặt. Đây chính là nguyên nhân khiến rượu có màu xanh.

Lý giải về cặn đen trong rượu

Cặn màu đen sinh ra là sản phẩm của quá trình phản ứng hóa học giữa Đồng với các hợp chất lưu huỳnh như H2S, SO2 …  có trong dịch lên men. Các hợp chất gốc sunphua này được sinh ra trong quá trình lên men bởi các tế bào Saccharomyces cerevisiae (men rượu). Hợp chất lưu huỳnh được tạo ra nhiều hay ít phụ thuộc vào yếu tố môi trường và nền tảng di truyền của nấm men. Hợp chất lưu huỳnh càng nhiều, quá trình chưng cất tạo ra càng nhiều cặn.

Trong quá trình chưng cất, ở điều kiện nhiệt độ và môi trường thích hợp, lưu huỳnh phản ứng với đồng tạo thành các muối đồng như: CuS, Cu2S (Màu đen), CuSO4 (Màu xanh lam)… Các kết tủa này một phần bám dính vào bề mặt đồng (bề mặt nồi nấu rượu, tháp chưng cất rượu) một phần đi vào rượu thành phẩm nếu thiết bị chưng cất một lần, thiết bị chưng cất phổ thông. Từ đó khiến rượu có màu xanh nhạt.

Đối với chưng cất bằng tháp, quá trình tiếp xúc với bề mặt đồng (Cu) lớn, quá trình thay đổi trạng thái giữa thể lỏng và thể khí diễn ra nhiều lần trên các tầng tháp, do đó lượng kết tủa màu xám đen sẽ rơi trở lại thân nồi, chỉ một lượng nhỏ cuốn theo hơi rượu ra ngoài.

Rượu màu xanh có độc hại không?

Trong rượu màu xanh có chứa một lượng lớn các thành phần tạp chất không có lợi cho cơ thể. Vì thế bạn nên hạn chế uống nó. Nếu bạn sử dụng nó, bạn cần phải xử lý chúng trước khi uống

Cách khắc phục rượu có màu xanh

Nếu trong rượu có váng xanh, bạn cần xử lý qua các thiết bị lọc rượu chất lượng để loại bỏ các thành phần độc hại.

Cặn xám đen là Cu2S, CuS … Hợp chất này không hòa tan trong rượu, do đó chỉ cần lọc bằng lõi lọc bông loại 1 – 5mcron là hoàn toàn loại bỏ được.

Với hợp chất CuSO4: Hợp chất này trong môi trường giàu oxy sẽ kết tinh lại, chúng nổi lên bề mặt tank chứa rượu hoặc bám vào thành của bồn chứa (can). Cung cấp oxy bằng cách sục khí từ máy bơm bể cá thông qua bộ izicter (trộn khí với rượu), để tĩnh từ 3-5 ngày đem đi lọc trong. Đây là phương pháp thủ công, các bạn có thể lựa chọn.

Trong điều kiện và khả năng về tài chính tốt, sử dụng máy lão hóa rượu có modul từ trường nhằm gia tăng tốc độ oxy hóa, kết tủa nhanh, keo tụ nhanh hợp chất này trong 1 giờ sau đó bơm xả ra ngoài qua lõi lọc chuyên dụng sẽ hoàn toàn loại bỏ hợp chất này ra khỏi rượu.

Một trong những cách khác để hạn chế tình trạng rượu có màu xanh là lựa chọn một chiếc nồi nấu rượu chất lượng cao để đảm bảo chất lượng rượu sản xuất.

Share:

Author: admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *