1. Tại sao uống rượu cảm thấy khát nước
1.1 Rượu là chất lợi tiểu
Đào thải nước ra ngoài môi trường là nguyên nhân chính, chiếm 90% nguyên nhân của việc bạn cảm thấy khát nước khi uống rượu. Rượu 1 có sinh ra chất ức chế hocmon vasopressin (ADH). ADH được bài tiết để giúp tái hấp thu nước tại ống thận (giúp cơ thể giữ nước). Khi uống rượu, ADH lập tức bị ức chế dẫn tới thận tăng bài tiết, hạn chế giữ nước. Từ đó tăng lượng nước tiểu. Đây là lý do chúng ta đi vệ sinh nhiều khi uống rượu.
1.2 Lọc độc tố
Trong bữa nhậu, chúng ta dung nạp lượng lớn đồ ăn và đồ uống có cồn. Khiến gan đẩy nhanh quá trình lọc độc tố. Trong đó có enzyme ALDH chuyển hóa andehit (chất độc) sinh ra khi uống rượu thành axetat, CO2 và một phần nhỏ năng lượng. Gan huy động nguồn nước trong cơ thể để đẩy nhanh quá trình này. Dẫn đến cảm giác khát nước.
1.3 Do kích thích
Vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về nguyên nhân này nhưng cảm thấy khát khi uống rượu xem như cách cơ thể tự vệ trước các chất kích thích. Điều khiển cơ thể uống nước để đẩy nhanh quá trình giải độc. Như việc, khi hóc dị vật liền nôn mửa hoặc sốt để phản ứng lại với vi rút, đau khi bị đứt tay,…
2. Tại sao đau đầu khi uống rượu
2.1 Do Acetaldehyde
Ethanol là thành phần chính của rượu, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde nhờ enzyme ADH. Khi chất độc acetaldehyde tích tụ trong máu sẽ gây nóng bừng mặt, đỏ mặt, nôn mửa và tim đập nhanh. Acetaldehyde chính là thủ phạm gây ra những cơn nhức đầu âm ỉ và kéo dài.
2.2 Flavonoid Phenolic
Hợp chất Flavonoid Phenolic cũng tìm thấy có nhiều trong rượu vang đỏ, thông qua cơ chế bất hoạt enzyme phân giải gây đầu độc hệ tuần hoàn của cơ thể. Flavonoid Phenolic còn kích thích cơ thể giải phóng 5-HT (thụ thể serotonin – chất dẫn truyền thần kinh) từ tiểu cầu, gây nên triệu chứng đau đầu
2.3 Do mất nước
Rượu/bia là chất lợi tiểu nên tất yếu làm chúng ta đi tiểu nhiều hơn bình thường có người nặng hơn bị nôn mửa liên tục trong lúc nhậu. Gan buộc phải huy động nước từ bộ phận khác, kể cả não để lọc độc tố, mất nước làm máu đông đặc hơn, từ đó gây sức ép đến các dây thần kinh, dẫn đến đau đầu.
3. Hiểu nhầm: rượu ngon là không đau đầu
Rượu ngon trong tâm trí người Việt là rượu thơm, không đau đầu, không khát nước, tỉnh dậy khỏe khoắn vào sáng hôm sau. Nhưng thực ra là sai bản chất. Đã uống rượu, chắc chắn sẽ gây khát nước và đau đầu. Có rất nhiều trường hợp đổi rượu bị đau đầu, khát nước, chê bai là rượu giả, rượu cồn nhưng thực chất chưa hẳn, giải thích điều này bởi:
- Uống rượu nồng độ cao hơn mà vẫn uống số lượng như rượu nhẹ chẳng hạn 5-7 chén, dẫn đến lượng etanol vào máu nhiều hơn, rồi hệ quả là lượng Acetaldehyde (Aldehiid) trong cơ thể do gan chuyển hóa cũng nhiều hơn.
- Chất lượng của rượu và cách sơ chế nguyên liệu ngâm rượu (rượu động vật, rượu thảo mộc dược tính cao) có đảm bảo không? Cách thưởng thức rượu gây hấp thụ nhiều cồn hơn, loại rượu đang uống có nhiều thành phần và nồng độ các chất gây đau đầu không? (Không hợp lý hoặc chưa rõ ràng)
- Do thể trạng mệt mỏi (stress công việc, gia đình, đang ốm mà đi nhậu,…)
4. Giảm, tránh đau đầu do uống rượu
Nếu chứng đau đầu do uống rượu ảnh hưởng và khiến bạn khó chịu, thì bạn nên có những cách để giảm tránh nó. Tất nhiên, cách tốt nhất để tránh cơn đau đầu do rượu gây ra là tránh uống rượu hoàn toàn – nhưng điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được.
- Uống rượu chậm, lượng rượu vừa phải, uống xen kẽ rượu bia và nước lọc
- Ăn mật ong trước khi uống rượu có thể làm giảm nguy cơ bị đau đầu do hàm lượng vitamin B6 cao có trong mật ong
- Ăn no khi uống rượu: đảm bảo rằng bạn đang uống rượu khi bụng no vì điều này có thể làm chậm tốc độ cơ thể bạn có thể hấp thụ các chất hóa học và do đó làm chậm tác dụng
- Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm chức năng giải rượu cấp tốc. Thận và gan đã làm việc “mệt mỏi” khi cố gắng đào thải rượu, bia. Các bạn đừng bắt nó làm việc thêm nữa