Cứ vào dịp Tết Đoan Ngọ hàng năm, những gánh hàng bán rượu nếp, cơm rượu nếp. rượu nếp cẩm lại tấp nập người mua. Những gia đình nấu rượu lại bất bật chuẩn bị để đón ngày lễ quan trọng này.
Tết Đoan Ngọ là ngày gì?
Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào giờ Ngọ (tức 12 giờ trưa), ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ. Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,… Tại Việt Nam, ngày này còn được gọi với cái tên dân dã là ngày “diệt sâu bọ”.
Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến dày đặc, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ, bỗng nhiên, có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng
Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ”, nhiều người gọi nó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Ăn cơm rượu nếp vào ngày tết Đoan Ngọ
Cơm rượu miền Bắc thường được làm bằng gạo nếp lứt hoặc gạo nếp cẩm. Theo dân gian, ăn cơm rượu nếp hoặc nếp cẩm để men từ rượu ngấm vào khiến sâu bọ say mà chết.
Nguyên liệu cần thiết gồm 500g gạo nếp lứt hoặc nếp cẩm, 6g men rượu thuốc bắc, lá sen hoặc lá dong để bọc. Định lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng người ăn, bạn có thể cân nhắc cho phù hợp.
Gạo nếp mang đãi sạch, ngâm trong nước khoảng 6 giờ để nếp nở đều, nấu sẽ nhanh chín và ngon hơn. Gạo ngâm xong mang vo thêm lần nữa và cho vào nồi đồ chín mềm và dẻo.
Men mang bỏ trấu, cán mịn hoặc giã nhuyễn. Cho cơm ra khay lớn hoặc cái mẹt, đãi cơm nếp đều ra để nguội. Sau đó, rắc men lên và trộn đều để men lẫn gạo quyện vào nhau. Dùng lá sen hoặc lá dong gói cơm nếp vào và đặt trong cái nồi. Đậy nắp lại và ủ kín trong khoảng 3-4 ngày. Nếu không dùng lá bạn có thể bỏ vào hũ thủy tinh là được.
Ăn cơm rượu nếp mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Một trong số những lợi ích phải kể đến: Ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bồi bổ sức khỏe cho cơ thể, kích thích tiêu hóa, bổ sung nhiều loại dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là B1.
Như vậy, trong ngày tết Đoan Ngọ – một trong những ngày tết truyền thống của dân tộc ta, việc ăn cơm rượu nếp trở thành một truyền thống tốt đẹp, đặc biệt lại diễn ra trong một dân tộc có truyền thống trồng lúa nước. Dù mỗi miền có mỗi cách cúng lễ khác nhau nhưng những giá trị tốt đẹp này mãi tồn tại.