Sự khác nhau giữa rượu “tây” với rượu “ta

          Rượu là một thức uống không thể thiếu trong mỗi dịp quan trọng kể cả ở Việt Nam hay ở nước ngoài. Vậy, giữa rượu truyền thống Việt Nam với các loại rượu đến từ phương tây có gì khác nhau?

Cái “chất” của rượu ta

          Trước tiên là nói về về rượu “ta”, một thứ rượu truyền thống của Việt Nam. Đây vốn là loại đồ uống có cồn được bắt nguồn từ một quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước. Rượu “ta” thường được nấu từ các loại ngũ cốc mà người nông dân trồng được như gạo, ngô, sắn,…Ở Việt Nam, đa số rượu được làm từ gạo, nổi tiếng với rượu nếp cái hoa vàng, rượu nếp cẩm, rượu nếp đục men lá,…

Sự khác nhau giữa rượu "tây" với rượu "ta
Rượu ngô

         Để tiến hành nấu rượu, người làm rượu cần phải có những viên men rượu. Đó là men rượu được chế từ nhiều loại ngũ cốc hoặc thảo dược tùy vào từng gia đình và bí quyết làm rượu của họ. uy trình ủ men, nấu rượu cũng hết sức quan trọng vì liên quan đến tay nghề, kinh nghiệm và công phu của người thực hiện.

Sự khác nhau giữa rượu "tây" với rượu "ta
Men ủ rượu

         Ngoài rượu từ hạt ngũ cốc, người Việt ta cũng có những loại rượu khác được ngâm từ các loài thực vật hoặc động vật. Có nghĩa là, đây là những sản phẩm ừ rượu được ủ từ các loại ngũ cốc. Người Việt ta thường sử dụng những loại rượu này như là cách để chữa bệnh, tăng cường sức khỏe,…

Sự khác nhau giữa rượu "tây" với rượu "ta
Rượu ngâm thảo mộc

          Rượu “ta” thường được sử dụng trong những dịp quan trọng hoặc trong những buổi tụ họp gia đình. Những vị khách quý đi xa về quê cũng sẽ được gia chủ mời những chén rượu thơm nồng, ngất ngây. Hương vị ấy thấm đượm, vấn vương mãi không thôi trên đầu lưỡi, đẫm chất “ta”.

Cái “lạ” của rượu “tây”

          Khác với rượu “ta”, rượu “tây” là thứ rượu được ủ theo phương pháp lên men tự nhiên từ các loại ngũ cốc và hoa quả. Thời gian ủ của rượu Tây sẽ lâu hơn rượu ta rất nhiều lần. Điều này có thể thấy rõ khi thưởng thức rượu ngô của Việt Nam và loại rượu Whisky Mỹ (Whisky Bourbon) cũng được lên men từ ngô. Trong khi thời gian ủ và nấu rượu của rượu “ta” có thể chỉ cần vài tiếng hoặc một ngày nhưng rượu “tây” phải ủ có khi vài mất tới từ vài năm đến vài chục năm.

Sự khác nhau giữa rượu "tây" với rượu "ta
Rượu tây

         Nói tới việc sử dụng rượu của người “Tây”, người nước ngoài hay sử dụng rượu nhẹ trong các bữa ăn để tăng không khí và tăng hương vị. Những loại rượu mạnh thường được sử dụng trong các quầy bar hoặc những nơi được phép kinh doanh.

          Nói đến cái “lạ” của rượu “Tây” cũng phải nhắc tới việc sử dụng rượu “tây” ở nước “ta”. Ngày nay, với sự hội nhập không ngừng, rượu từ các nước phương Tây đã về với Việt Nam và được mọi người ưa chuộng, sử dụng rất nhiều. Những quán bar, những nhà hàng khách sạn không thể nào thiếu những chai rượu được ủ lâu năm từ phương Tây nhập về. Rượu “tây”giờ đây như là một thứ không thể thiếu của nước “ta”.

          Ấy vậy mà, rượu “ta” vẫn không bị lu mờ bởi thứ rượu “tây” sang trọng, lịch thiệp ấy. Rượu “ta” vẫn mang cái chất riêng dịu dàng mà đằm thắm như nét duyên của người Việt. Đó chính là cái “chất” của rượu “ta”.

Share:

Author: admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *